Đốt vía sau khi đi viếng đám tang là một cụm từ khá quen thuộc trong đời sống hằng ngày ở Việt Nam. Theo quan niệm dân gian cho rằng, sau khi chúng ta đi viếng đám tang về thường dễ bị khí lạnh bám theo. Nếu như những người có sức khỏe yếu ớt, sức đề kháng kém khi tham dự đám tang thì rất dễ bị bệnh do bị nhiễm phải khí lạnh. Vậy sau khi dự đám tang về nhà nên làm gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe? Hãy cùng SALA GARDEN tìm hiểu về chủ đề đốt vía sau khi đi viếng đám tang qua bài viết bên dưới.
1. Quan niệm về đốt vía sau khi đi viếng đám tang
Cho đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi về việc có nên đốt vía sau khi đi viếng dám tang hay không. Một số người cho rằng hành động này chỉ mang tính hình thức và mê tín dị đoan chứ không hề có cơ sở khoa học nào kiểm chứng. Nhưng theo kinh nghiệm của ông bà ta truyền lại thì đốt vía sau khi đi đám tang về hoặc đi tới những nơi có âm khí mạnh là cách để xông hơi, khử đi sạch các khí âm bám trên người.
Qua quá trình tìm hiểu, người ta nhận thấy rằng những cách thức giải trừ tà khí như đốt vía sau khi đi viếng đám tang của các cụ từ xa xưa truyền lại không phải chỉ là mê tín dị đoan như mọi người thường nghĩ mà là hoàn toàn có cơ sở khoa học.
2. Cơ sở khoa học của việc đốt vía sau khi đi viếng đám tang
Thực tế cho thấy rằng, ở các đám tang là nơi chứa nhiều âm khí, dễ gây bệnh không phải nói bừa. Ở nơi có người chết thì khả năng nhiễm khuẩn, nhiễm bệnh cũng sẽ cao và mức độ lây nhiễm cũng cao hơn. Vì khi sự sống của con người không còn nữa, quá trình oxy hóa bị dừng lại, cơ thể sẽ trở nên lạnh đi và bị biến đổi do quá trình phân hủy thay thế.
Trong quá trình này, khi thi thể chết đi sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và ký sinh trùng sinh sôi nảy nở. Sau đó, chúng sẽ phát tán vào không khí với tốc độ nhanh chóng mà chúng ta không thể nhận thấy được.
Vì vậy, với những người có sức khỏe yếu thì khi đi dự đám tang về thường hay bị bệnh là do sức đề kháng cơ thể kém, dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Do đó, những đối tượng này cần phải đốt vía sau khi đi viếng đám tang về là bởi vậy.
Như vậy, việc đốt vía sau khi đi viếng đám tang bằng cách như đốt than, đốt vỏ bưởi và bồ kết là hoàn toàn có tác dụng trong việc khử sạch đi âm khí bám trên người. Bởi khi làm vậy, hơi nóng từ than, tinh dầu từ vỏ bưởi, bồ kết có thể giúp khử khuẩn, làm sạch môi trường và giảm khả năng lây nhiễm nguồn bệnh.
3. Các hình thức đốt vía sau khi đi viếng đám tang thường gặp
Tùy theo từng địa phương mà việc đốt vía sau khi đi viếng đám tang sẽ có nhiều cách khác nhau và hình thức khác nhau. Có những nơi người ta chỉ cần dùng giấy đốt lửa để hơ qua người hoặc bước qua đống lửa là được. Tuy nhiên, cũng có những nơi việc đốt vía này cũng rất cầu kỳ.
3.1. Đốt vía bằng việc đốt than
Đây là hình thức phổ biến và thường hay được sử dụng. Khi về nhà sau đám tang, nhiều người thường đốt một ít than ở cửa chính hoặc bên ngoài nhà, đứng trên làn khói than này để “xông vía.” Làn khói ấm từ than cháy được tin rằng sẽ giúp thanh tẩy cơ thể, xua tan những năng lượng tiêu cực có thể bám theo từ đám tang. Hành động này không chỉ giúp tạo sự an tâm về mặt tâm linh mà còn phản ánh niềm tin và mong muốn giữ gìn sự bình an cho gia đình sau khi tham dự nghi thức tiễn biệt.
Theo truyền thống, với hình thức đốt vía bằng đốt than thì người ta thực hiện việc nhảy qua ngọn lửa (thông thường với nam là 7 lần, nữ là 9 lần) để kết thúc việc đốt vía. Đây là cách theo quan niệm tâm linh truyền thống từ xa xưa ông bà truyền lại.
3.2. Đốt vía bằng bồ kết, muối trắng
Theo quan niệm, đốt vía bằng bồ kết là một trong những cách hữu hiệu để tẩy uế, xua đuổi tà khí, điềm rủi…Bồ kết với hương thơm đặc trưng và tính chất khử khuẩn, được đốt cùng với một ít muối trắng bên ngoài cửa nhà, tạo nên làn khói nhẹ.
Người trở về từ đám tang sẽ bước qua làn khói này để tẩy uế, giữ lại sự thanh tịnh và bảo vệ sức khỏe tinh thần cho gia đình. Phong tục này thể hiện niềm tin vào việc giữ gìn năng lượng tích cực và cầu mong bình an cho không gian sống.
3.3. Đốt vía bằng cách xông hơi
Bên cạnh việc đốt vía sau khi đi viếng đám tang bằng cách đốt than, đốt bồ kết, muối trắng thì chúng ta còn có thể xông hơi bằng cách nấu 1 nồi nước gồm các loại thảo mộc như: lá bưởi, lá chanh, sả,… hoặc có thể phun tinh dầu chanh sả để hơi nóng và mùi thơm giúp khử đi các loại khí lạnh.
Ở nhiều nơi khi tổ chức đám tang, thông thường người ta sẽ đặt 1 lò than đốt vỏ bưởi, bồ kết liên tục trong suốt thời gian tiến hành tang lễ. Có những nơi, nhiều người còn có thói quen thoa dầu gió, tinh dầu hay cho củ tỏi vào túi trước khi dự tang lễ để xua đi tà khí. Thực vậy, tinh dầu từ những loại này cũng có tác dụng trong việc diệt khuẩn, làm ấm cơ thể, phần nào có thể giúp tránh không bị nhiễm khuẩn, làm giảm ảnh hưởng của các loại vi khuẩn đang phát tán trong không khí.
Việc thực hiện đốt vía sau khi đi viếng đám tang về không chỉ đơn thuần là 1 phương pháp để loại bỏ âm khí và bảo vệ sức khỏe mà nó còn là một phần của tín ngưỡng và thể hiện sự tôn kính đối với người đã khuất trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Cách thức này phản ánh sự kết hợp giữa truyền thống và quan niệm tâm linh, dù chưa có sự chứng minh khoa học rõ ràng về hiệu quả của nó.
4. Có cần tắm rửa đốt vía sau khi đi viếng đám tang về?
Có người cho rằng, quần áo mặc khi đi dự đám tang về đã bị ám mùi tử khí, không tốt cho sức khỏe, vì vậy bắt buộc phải thay ra. Theo khoa học thì đám tang là nơi sẽ có rất nhiều vi khuẩn, lại là nơi tụ tập đông người, vì vậy sự phát tán bệnh truyền nhiễm trong không khí cũng là điều dễ hiểu.
Thế nên một trong những cách đốt vía khi đi viếng đám tang về là cần xông hơi tắm rửa sạch sẽ, thay đồ mới và giặt sạch đồ cũ. Cẩn thận hơn thì chúng ta có thể dùng các loại lá như lá sả, đinh lăng, lá ổi, chanh, tía tô hay vỏ bưởi, vỏ quế… để làm nước xông hơi hoặc tắm, đốt vía.
Sau khi đã tắm xong, chúng ta nên xoa 1 ít dầu gió, tinh dầu hoặc có thể dùng rượu để xoa lên da sát khuẩn thêm 1 lần nữa. Ngoài ra, có thể uống 1 ít nước gừng, rượu tỏi, nước lá nhót…trước và sau khi đi đám tang về để làm nóng cơ thể.
5. Đi đám tang về hạn chế tiếp xúc với ai?
Sau khi tham dự tang lễ thì những loại vi khuẩn có thể theo bạn về nhà. Vì vậy, cần phải xông hơi, đốt vía sau khi đi viếng đám tang, tắm rửa sạch sẽ rồi mới tiếp xúc với mọi người xung quanh. Đặc biệt, nếu như chưa vệ sinh cơ thể sạch sẽ và thay quần áo mới thì tuyệt đối không được tiếp xúc với người có sức đề kháng yếu như người đang bị bệnh, người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ có thai để tránh lây truyền mầm bệnh cho họ.
Kết luận
Dù có nhiều ý kiến trái chiều về việc đốt vía sau khi đi viếng đám tang, tuy nhiên tập tục này vẫn là một phần trong văn hóa và tín ngưỡng dân gian Việt Nam, với mục đích bảo vệ sức khỏe cũng như thanh lọc tà khí. Các phương pháp như xông hơi bằng than, bồ kết, vỏ bưởi hoặc tắm rửa sạch sẽ sau khi dự tang lễ không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn từ môi trường tang lễ mà còn giúp cơ thể duy trì sức khỏe tốt.
Hy vọng rằng với những kiến thức mà bài viết cung cấp cũng đã giải đáp phần nào thắc mắc của bạn về việc đốt vía sau khi đi viếng đám tang – một phần thú vị trong văn hóa và tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
5 điều cần biết trong tổ chức tang lễ tại Việt Nam
Th11
Lạy trả lễ trong đám tang – Nét đẹp của văn hóa Việt
Th11
Sắp xếp mộ phần trong việc xây dựng lăng mộ như thế nào cho hợp lý?
Th11
Nỗi đau mất người thân – 4 cách giúp bạn chấp nhận và vượt qua
Th11
Hoa viên Sala Garden – Hoa viên nghĩa trang 2000 tỷ tại VN
Th11
Có nên mua trước đất nghĩa trang hay không?
Th11
Mộ phần tổ tiên ảnh hưởng như thế nào đến với con cháu?
Th11
Ý nghĩa của kinh cầu siêu trong nghi lễ cúng giải oan
Th11