Nghĩa trang Liệt sĩ TP HCM là nơi quy tập hơn 14.000 Anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, có nhiều mộ phần của các Anh hùng liệt sĩ nổi tiếng như: Quách Thị Trang, Trần Văn Ơn, Lê Văn Sĩ, Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thảo, Lý Chính Thắng,…Mỗi năm cứ vào dịp 27/7, các thân nhân, gia đình Anh hùng liệt sỹ và người dân đến thắp hương tưởng niệm tại nghĩa trang.
1. Thông tin về nghĩa trang
Nghĩa trang Liệt sĩ TP HCM được xây dựng theo Quyết định số 610/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 12 tháng 11 năm 1977 tại phường Long Bình, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi khánh thành và bắt đầu vào hoạt động, nghĩa trang Liệt sĩ TP HCM là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện quan trọng như truy điệu, dâng hương, thắp nến tri ân vào ngày trọng đại của Đất nước. Nhiều lãnh đạo cấp cao của nhà nước Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã từng đến dâng hương và tưởng niệm.
Nghĩa trang Liệt sĩ TP HCM và 6 nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn thành phố có gần 30 ngàn ngôi mộ liệt sĩ, trong đó có nhiều liệt sĩ chưa xác định được danh tính và còn nhiều liệt sĩ chưa tìm được mộ. Trên mộ phần chỉ có địa chỉ nơi quy tập như: Ấp 1, An Phú Đông, Quận 12… Đã có rất nhiều liệt sĩ phải hi sinh khi tuổi đời mới chỉ ngoài đôi mươi hay khi ngày thống nhất đất nước đã kề cận.
Ngoài nghĩa trang Liệt sĩ TP HCM, trong khu vực Thủ Đức còn có nhiều nghĩa trang cũng có nhiều ngôi mộ như vậy. Mỗi ngôi mộ đều mang trong mình một câu chuyện, một ký ức đau thương nhưng cũng đầy tự hào. Những ngôi mộ này không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng mà còn là biểu tượng cho lòng yêu nước, tinh thần hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc.
Vào ngày 27/7 hàng năm, các cán bộ, nhân dân và gia đình của các liệt sĩ đều tổ chức lễ viếng và dâng hương để tỏ lòng biết ơn với những hy sinh, cống hiến của các anh hùng thương binh, liệt sĩ đối với nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Hoạt động này cũng nhằm phát huy tinh thần uống nước nhớ nguồn và sự tri ân của thế hệ trẻ với các anh hùng liệt sĩ có công với đất nước.
2. Công trình số hóa các bia mộ tại nghĩa trang liệt sĩ TP HCM
Ngày 21 tháng 7 năm 2017, Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố công trình số hóa các bia mộ liệt sĩ tại nghĩa trang Liệt sĩ TP HCM. Đây là công trình số hóa này nằm trong chuỗi hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ. Dự án này nhằm tạo ra một hệ thống thông tin dễ dàng truy cập qua website và cung cấp bộ thiết bị đầu cuối tại Phòng thờ của Ban quản lý Nghĩa trang, cũng như tại Quốc hội, giúp người thân và gia đình liệt sĩ có thể tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và rõ ràng.
Dự án được thực hiện thông qua sự phối hợp từ sinh viên các Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tại Hồ Chí Minh. Trong đó, Trường Đại học Công nghệ Thông tin phụ trách xây dựng phần mềm, số hóa dữ liệu và bản đồ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đảm nhiệm việc lưu trữ thông tin, ghi lại và tích hợp các nguồn thông tin liên quan đến các ngôi mộ liệt sĩ.
Công trình bắt đầu đi vào hoạt động từ 26/7/2017 giúp thân nhân, gia đình, đồng đội, khách viếng… có thể tra cứu trực tiếp thông tin tìm kiếm và bản đồ chỉ dẫn đường đi đến phần mộ các anh hùng liệt sĩ. Hiện nay, công trình số hóa có khoảng 14.300 bia mộ liệt sĩ tại nghĩa trang Liệt sĩ TP HCM.
Đây cũng là lần đầu tiên danh sách thông tin liệt sĩ của nghĩa trang Liệt sĩ TP HCM được công bố rộng rãi trên Internet thay vì chỉ phục vụ việc quản lý nội bộ như trước. Tương lai sẽ hướng đến trở thành kênh tương tác cho thân nhân, đồng đội chia sẻ cảm xúc, cung cấp di vật, hình ảnh về liệt sĩ, giúp ích cho việc tìm kiếm hài cốt, thuận tiện cho các gia đình ở xa Thành phố Hồ Chí Minh tra cứu thuận lợi.
Kết luận
Nghĩa trang Liệt sĩ TP.HCM không chỉ là nơi an nghỉ của nhiều vị anh hùng, liệt sĩ mà còn là biểu tượng cho lòng yêu nước và sự hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc.Tương tự, các mộ phần tại nghĩa trang Sala Garden cũng mang ý nghĩa lịch sử và văn hóa, không chỉ là nơi an nghỉ mà còn là không gian thể hiện lòng kính trọng của cộng đồng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
5 điều cần biết trong tổ chức tang lễ tại Việt Nam
Th11
Lạy trả lễ trong đám tang – Nét đẹp của văn hóa Việt
Th11
Sắp xếp mộ phần trong việc xây dựng lăng mộ như thế nào cho hợp lý?
Th11
Nỗi đau mất người thân – 4 cách giúp bạn chấp nhận và vượt qua
Th11
Hoa viên Sala Garden – Hoa viên nghĩa trang 2000 tỷ tại VN
Th11
Có nên mua trước đất nghĩa trang hay không?
Th11
Mộ phần tổ tiên ảnh hưởng như thế nào đến với con cháu?
Th11
Ý nghĩa của kinh cầu siêu trong nghi lễ cúng giải oan
Th11